Phương pháp take note khi làm bài thi tiếng Anh


Với một bài thi kết hợp đầy đủ các kỹ năng như bằng toeic, kỹ năng note taking là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng. Không chỉ là kỹ năng chủ yếu trong quá trình tự học toeic, kĩ năng note taking cũng sẽ giúp ích cho các bạn trong khi nghe giảng hoặc làm việc nhóm. Nhưng trước hết, hãy cùng xem những chiêu thức để vượt qua kì thi nghe với kĩ năng note taking nhé:




1. Cần tập trung và tỉnh táo: 


Chỉ cần lơ là một chút thôi, bạn sẽ đánh mất rất nhiều chi tiết nhỏ quan trọng, đặc biệt là khi nghe các bài nói dài. Khi gặp từ khó hoặc nghe không rõ, tốt nhất nên bỏ qua, đừng nhìn xung quanh hoặc thở dài và để điều đó làm bạn phân tâm, bạn sẽ mất thêm nhiều thông tin quan trọng trong thời gian đó.

2. Làm quen với format chính của 2 dạng bài nghe (conversation và lecture) để có thể hình dung được cách các ý trong bài nghe được sắp xếp và phát triển ra sao.

Ví dụ:

– Đối với bài conversation: thường bắt đầu bằng việc 1 trong 2 người nói trình bày vấn đề mình gặp phải, sau đó 2 người nói cùng đưa ra và thảo luận các phương án giải quyết, cuối cùng đưa ra quyết định sẽ chọn phương án nào (hoặc là không chọn gì cả).

– Đối với bài lecture: cần hết sức chú ý phần mở đầu của lecture bởi nó có thể đưa ra thong tin liên quan đến bài học trước (với ngữ cảnh bài lecture), đưa ra cấu trúc/ ý chính của lecture. Phần kết lecture cũng hết sức quan trọng bởi giáo sư có thể đưa ra yêu cầu cho bài học sau (với ngữ cảnh bài lecture) và quan trọng nhất là tóm tắt lại các ý chính của bài lecture.

3. Chú ý đến trọng âm và các từ được nhấn giọng: trong các bài nói, người nói thường nói với tốc độ vừa phải và có nhấn trọng âm cũng như nhiều từ quan trọng trong câu (key word) như động từ hay trạng từ. Bạn nên chú ý vào các từ đó để ghi lại

4. Chú ý đến những từ chỉ tần suất hoặc số lượng (sometimes, rarely, approximately, around, just about…), những từ nối chuyển ý (but, however, on the other hand, in addition, moreover, consequently…)



5. Sử dụng tiếng Việt để ghi note: có rất nhiều trường hợp bạn nghe được từ nhưng nhất thời chưa nhớ ra cách viết chính xác hay gặp phải một cụm từ quá dài. Lúc đó bạn hoàn toàn có thể viết lại thông tin đó bằng tiếng Việt để việc take note được nhanh hơn và đơn giản hơn.

6. Dùng các chữ viết tắt và các ký hiệu mà bạn thường xuyên sử dụng.

Ví dụ:

– def = definition (định nghĩa)

– wth = with (với)

– &/+ = and

– “=” = equal

7. Viết notes theo dạng dàn ý, phân ra ý lớn ý nhỏ bằng cách sử dụng các ký hiệu, các chữ số, các chữ số La Mã/ ký hiệu, thậm chí mindmap hoặc hình vẽ.

8. Luyện tập thường xuyên: Practise makes perfect. Các giáo trình và sách luyện nghe hiện nay có bán rất nhiều, bạn hoàn toàn có thể luyện nghe thường xuyên ở nhà. Các nguồn luyện nghe khác như tin tức, phim ảnh, nghe đài… cũng cực kì hữu ích khi bạn muốn nâng cao khả năng nghe cũng như note taking.

khóa học toeic
 







Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ