PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE TOEIC THÔNG DỤNG

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu các phương pháp luyện nghe thông dụng và lý do tại sao các phương pháp này không có hiệu quả trong việc luyện tăng điểm của thí sinh luyện thi TOEIC.

Ưu và nhược điểm của các phương pháp luyện nghe TOEIC thông dụng
1. Nghe thụ động
     Theo phương pháp này, chúng ta sẽ tạo ra một môi trường nghe hoàn toàn để “tắm ngôn ngữ”. Qua thời gian, các âm đó sẽ “thấm” vào chúng ta như cách mà người nước ngoài họ “thấm” ngôn ngữ của họ, lúc đó chúng ta sẽ nghe một cách rõ ràng, tự nhiên. Theo đó, rất nhiều học viên thực hiện phương pháp này bằng cách mở máy tính cho phát tiếng Anh suốt hàng giờ liền, cả đi ngủ cũng mở ra để nghe. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phương pháp này có 2 khuyết điểm. Thứ nhất, phương pháp này khá tốn thời gian. Thứ hai, quan trọng hơn là mỗi đợt bạn nghe trong thời gian dài, đầu óc thường hay mệt mỏi và có cảm giác nặng nề trong khi khả năng nghe vẫn vậy. Một câu chuyện kể lại rằng có người ở nước ngoài 10 năm vẫn không hiểu được tiếng Anh. Lúc đó ta mới vỡ lẽ và tự hỏi: “Tại sao người đó ở nước ngoài 10 năm, “tắm ngôn ngữ” hàng ngày mà vẫn không nghe được? Theo lý thuyết kia thì người đó phải nghe như người bản xứ chứ?” Rõ ràng phương pháp này cũng không thật sự có hiệu quả cao như chúng ta vẫn hay lầm tưởng.
2. Chép chính tả
     Phương pháp này đơn giản như tên của nó: nghe và ghi ra giấy hoặc đánh máy lại tất cả những gì bạn nghe được. Phương pháp này được các bạn học viên sử dụng trong thời gian ôn thi TOEIC. Rất nhiều sách luyện thi TOEIC cũng có phần viết Dictation để giúp thí sinh luyện thi nghe. Theo phương pháp này, bạn làm xong một test, sau đó nghe đi nghe lại và đánh máy gần như tất cả nội dung của test đó. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng áp dụng phương pháp này trong luyện nghe TOEIC, hẳn bạn dễ dàng nhận ra khuyết điểm của nó, đó là vô tình nó đã hình thành cho chúng ta thói quen  muốn nghe từng từ và tất cả các từ trong một câu. Trong khi đó, đề thi TOEIC nói rất nhanh, sẽ rất khó để nghe hết tất cả các từ trong một câu. Điều này dễ dẫn đến ức chế cho các bạn và ảnh hưởng tâm lý chung khi làm bài thi. Bên cạnh đó, nếu bạn “lỡ” không nghe được một từ sẽ dẫn đến hiệu ứng domino, không nghe được các từ còn lại, não của bạn sẽ bị quá tải vì nhiều âm thanh vô nghĩa cùng lúc “tấn công”, khiến cho chúng ta có cảm giác nặng nề và buồn ngủ. Nhưng quan trọng hơn, do tập trung nghe từng từ một nên có thể bạn sẽ xem nhẹ hoặc thậm chí không hiểu nghĩa của câu và đoạn. Đương nhiên, nếu bạn đã và đang luyện nghe TOEIC, bạn sẽ thấy rằng trong các bài nghe, bạn không hẳn phải nghe hiểu tất cả mọi chi tiết để có đáp án đúng.
Vậy là, các bạn có thể thấy, hai phương pháp luyện thi nghe TOEIC thông dụng nhất hiện nay đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Vậy, hãy không ngừng tìm kiếm cho mình những phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất bạn nhé!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ